0
Đặt tên theo địa danh, thường là lấy nơi sinh, quê quán cha mẹ, nơi sinh sống hay nơi gặp nhau của cha mẹ để đặt tên. Cách đặt tên này thưởng biểu thị sự hoài niệm của mọi người với sự vật cũ, ngoài ra chẳng có hàm nghĩa gì khác. Đôi khi dùng để khuyên bảo con không được quên gốc.

Đặt tên theo địa danh
Đặt tên theo địa danh là cách đặt tên vô cùng hay

Nói chi tiết về nơi sinh của trẻ, có thể từ một chiếc giường, đến bệnh viện, thành phố hay sang cả nước ngoài, chi cần có tình cảm đáng kỷ niệm, chỉ cần nơi sinh có tên gọi là có thể đặt tên.

Trịnh Bần Kiều là nhà văn học, nhà thư hoạ đời Thanh. Nhiều người đều thấy tên Ông rất khác biệt. Thưc ra việc đặt tên của ông như sau: quê hương ông tại Hưng Hoá tỉnh Giang Tô là nơi có phong cảnh đẹp như tranh vẽ, quê ông có một cây cầu, nhà ông cách cây cầu đó cũng không xa, hơn nữa khi đó người qua cầu rất đông, mọi người đều gọi là "Cổ Bần Kiều". Hồi nhỏ ông hay lên cầu chơi nên làm quen với rất nhiều người lao động, mà phong cảnh đẹp xung quanh cũng có tác dụng lớn đối với tâm tư của ông. Sau khi trưởng thành ông không bao giờ quên "Cổ Bần Kiều" của quê hương mình, nên tự gọi mình là "Bần kiều đạo nhân" để tỏ lòng nhớ quê.

Đặng Thác có bút danh "Mã Nam Thôn", là do ông ở thôn Mã Lan gần thành phố Phụ Binh trong một quãng thời gian rất dài nên có cảm tình với vùng đất ở đây, sau này bèn lấy bút danh là "Mã Nam Thôn".

Danh hoạ Tề Bạch Thạch khi tìm thầy học nghề đã nhờ Hồ Tẩm Viên đặt tên, Hồ tiên sinh nói: "Cách nhà cậu không xa có nơi tên là Bạch Thạch, tuy nơi đó không có sông núi nổi tiếng, nhưng vườn tược rất đẹp, vậy hãy gọi cậu là Bạch Thạch sơn nhân vậy!". Nhưng bốn chữ thì có về phức tạp, vì thế ghi để tên cho các bức hoạ, ông thường chi hay viết hai chữ "Bạch Thạch". Lâu dẩn mọi người quen gọi là Tề Bạch Thạch.

Tác giả nổi tiếng Lão Xá, có tên là Tiều Pha Vĩ sinh ổ con dốc nhổ tại Singapore. Lấy nguyên quán cha mẹ đặt tên cũng có rất nhiều, như Dương Lỗ Quế (Sơn Đông và Quế Lâm), Lý Thục Tần (Tứ Xuyên và Thiểm Tây), hoặc đặt tên con là Việt Hoa để kỷ niệm cha 1à người Hoa, mẹ là người Việt. Hoặc Ngọc Khương (kết hợp hai địa danh Ngọc Hồi và Khương Thượng), Trà Giang, Kiên Giang, Đông Hồ,... Ngoài ra còn có những trường hợp lẩy địa danh có trong lịch Sữ và đia danh hiện tại để đặt tên, như Thượng Tây Kinh (Tây An), Lâm Hãi Nam,...

Phong tục đặt tên này thường có một giai đoạn 1ịch sử, hoặc là nơi diễn ra sự kiện khó quên, chủ yếu đểu 1à gữi gắm tâm tư để mỗi khi nhô đến đều cảm thấy hạnh phúc hay Iưu luyến, do vậy đây cũng là điểu có thể suy nghĩ đến khi đặt tên.

Đăng nhận xét

 
Top