0
Khi đứa trề cất tiếng khóc chào đời, có thể xung quanh đó xẩy ra rất nhiều chuyện, kể cả bản thân đứa trẻ cũng có thể có nhiều chuyện liên quan. Lúc đó những thứ gây chú ý, và dễ tạo ra sự linh cảm đều có thể tạo cảm hứng đặt tên của cha mẹ, và họ đều cho rằng đặt tên như vậy rất có ý nghĩa.

Đặt tên theo tình hình trước và sau khi sinh
Đặt tên theo tình hình trước và sau khi sinh

Phong tục đặt tên như vậy thường dựa vào các tình hình sau: Một 1à khi đó cha mẹ nằm mơ hay có một hiện tượng tự nhiên nào đó. Tương truyền trước khi nhà thơ Lý Bạch ra đời, mẹ ông nằm mơ thấy sao thái bạch đi chuyển, nên khi sinh ông đã đặt tên là Lý bạch, tự Thái bạch. Hoặc đặt tên theo sự kiện xảy ra trước và sau khi sinh, như Hoà Bình (1954), Thống Nhất (1975), hay gần đây đặt tên theo các nhân vật trong các phim nổi tiếng đang công chiếu.

Hai là đặt tên theo đặc trưng của trẻ. Khi sinh ra mặt đỏ hồng nên cha mẹ đặt tên là Nguyễn Hồng Vân. Năm 1998 do có lũ lớn ở Trường Giang, Nậm Giang và lưu vực Tùng Hoa Giang, nên nhiều đứa trẻ sinh trong giai đoạn này đều đặt tên kỷ niệm như Triệu Tam Giang, Lý Hồng Phong,... Đặt tên theo những sự kiện như Hồng thuý (nước lũ), Phong bão (bão tố,.. còn có Giang Hồng, Lê Tuyết Cần,

Ba là trải nghiệm kinh qua của đứa trẻ, Ví dụ đứa trẻ được sinh ra khi cha mẹ đi trên biển có thể đặt tên là Lê Hải Sinh.

Cách đặt tên này tuy có ưu điểm là có ý nghĩa kỷ niệm, nhưng đừng chạy theo mốt mà trở nên thông tục. Có một số tên nghe lúc đó rất mốt, nhưng cũng với sự chuyển biến của thời gian, xã hội thay đổi, họ tên đó lại trở thành lạc hậu; lúc đầu muốn chạy theo mốt, kết quả lại ngược lại. Chẳng hạn như Kháng Chiến, Võ Lực,... Do vậy, tầm nhìn khi đặt tên phải xa rộng hơn, không chi chủ ý những cái nhất thời.

Đăng nhận xét

 
Top